Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

CHỌN NGÀY TẨN LIỆM, CHÔN CẤT, XẢ TANG

    Khi hữu sự, lúc rối rắm tang chủ rất cần lời khuyên, sự giúp đỡ.... Điều này thật sự rất tốt trong cộng đồng, nhưng phần đông là sự nhiệt tình quá mức, có khi hù dọa rất ư là tào lao, không đem lại lợi ích cho gia đình và người chết. Chỉ phiền nhiểu, tốn kém gây khó thêm cho việc an táng. Nói chung nên làm những việc cần thiết, trang nghiêm thương cảm trong tang lễ, tiễn biệt người chết yên ổn về cỏi vĩnh hằng mà không để lại nợ nần với ai. Nhiều chuyện kỵ kiêng... ngày nay đã quá lỗi thời. Ông bà ta có một câu rất gọn, hay và súc tích "Tử thì Táng" có nghĩa "Chết thì chôn" đơn giãn vậy thôi.

 
 
Chọn Ngày Tẩn Liệm, Chôn Cất

   - Theo Nông lịch (tức Âm lịch hay Lịch ta) thì tháng thiếu là 29 ngày, tháng đủ là 30 ngày. Tuy lịch để như vậy nhưng khi chọn ngày không phải cứ dở lịch ra thấy 29 hay 30 ngày là tính qua tháng khác đâu, ta phải căn cứ theo 24 tiết khí hay là chỗ hòa trực (giáp trực hay đồng trực) mà tính qua tháng khác, nếu không theo tiết hoặc theo trực là tính sai tháng. Bởi vậy, có khi đã leo qua tháng sau 5, 7 ngày mà vẫn phải tính ở tháng trước, hoặc còn 5, 6 ngày mới hết tháng mà phải tính cho tháng sau. Nên để ý đầu tiết bao giờ cũng đi liền hai trực, một trực là cuối tháng, một trực là đầu tháng.

   - Nếu coi ngày đám cưới thì phải theo tuổi của chú rể, coi ngày làm nhà phải theo tuổi của người chồng; người vợ hay cô dâu là phụ thuộc nên không ảnh hưởng gì. Coi ngày giờ tẩn liệm, chôn cất phải coi theo tuổi của người chết.

   - Tuổi và ngày phải được Tam hạp hay Lục hạp, Chi đức hạp, Tứ kiểm hạp, tránh Lục xung, Lục hình, Lục hại. Về Ngũ hành phải được tương sanh hoặc tỳ hòa, tránh tương khắc.

   - Sau đây chỉ chuyên nói về ngày giờ TẨN LIỆM, CHÔN CẤT. 
I.-COI GIỜ LIỆM

A.      GIỜ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG (xấu, nên tránh).
- Tuổi: Thân, Tý, Thìn chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Tỵ là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi: Dần, Ngọ, Tuất chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Hợi là phạm trùng tang liên táng. 
- Tuổi: Tỵ, Dậu, Sữu chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Dần là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi: Hợi, Mẹo, Mùi chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Thân là phạm trùng tang liên táng.
- Liệm, chôn cũng tránh mấy giờ đó mà cải táng (đào lên đem chôn chỗ khác) cũng phải tránh những ngày, giờ trùng tang liên táng.

B.  LIỆM CHÔN KỴ NGƯỜI CÒN SỐNG
Thí dụ: Trưởng nam tuổi Dần, dâu lớn tuổi Mẹo, cháu lớn tuổi Thìn thì kỵ ba giờ: Dần, Mẹo, Thìn, nên dùng: Ngọ, Mùi, Dậu thì tốt.
Nếu người chết không con trai, dâu, cháu nội thì tránh tuổi anh lớn và tuổi cha mẹ của người chết.
Cẩn thận, nên xem ngày đó kỵ tuổi nào, nhắc thân nhân có tuổi đó tránh mặt lúc tẩn.
Lúc nào cũng phải tránh giờ: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Nên lựa giờ Nguyệt tiên mà những giờ tốt trong bài đó.

C  TÙY NGÀY LỰA GIỜ TỐT ĐỂ TẨN LIỆM
Ngày Tý nên dùng giờ Giáp, Canh.
Ngày Sửu nên dùng giờ Ât, Tân.
Ngày Dần nên dùng giờ Đinh, Quý.
Ngày Mẹo nên dùng giờ Bính, Nhâm.
Ngày Thìn nên dùng giờ Giáp, Đinh.
Ngày Tỵ nên dùng giờ Ât, Canh.
Ngày Ngọ nên dùng giờ Đinh, Quý.
Ngày Mùi nên dùng giờ Ât, Tân.
Ngày Thân nên dùng giờ Giáp, Quý.
Ngày Dậu nên dùng giờ Đinh, Nhâm.
Ngày Tuất nên dùng giờ Canh, Nhâm.
Ngày Hợi nên dùng giờ Ât, Tân.

**Dưới đây tùy CAN của ngày mà tìm CAN của giờ.

1.      Giáp, Kỷ: khởi Giáp Tý (1)
2.      Ất, Canh: Bính tác sơ (2)
3.      Bính, Tân: Mậu Tý khởi
4.      Đinh, Nhâm: Canh Tý cư
5.      Mậu, Quý: hà phương mích? (3)
Nhâm Tý khởi vi đầu.

CHÚ THÍCH:
(1)   Ngày Giáp, ngày Kỷ thì giờ Tý ngày đó tính là giờ Giáp Tý, kế là Ất Sửu, Bính Dần ...
(2)   Ngày Ất, ngày Canh thì giờ Tý của những ngày đó là Bính Tý ... cho đến ...
(3)   Ngày Mậu, ngày Quý thì giờ Tý của các ngày đó là giờ Nhâm Tý, rồi đến Quý Sửu vân vân ... tính tới ...

d. TÍNH NGÀY NGUYỆT TIÊN 

(1) Tý, Ngọ gia Tý, Mẹo, Dậu gia Ngọ, 
Thìn, Tuất gia Thân, Sửu, Mùi gia Dần,
Dần, Thân gia Thìn, Tỵ, Hợi gia Tuất.
(thuộc lòng)

(2) NGUYỆT TIÊN, THIÊN ĐỨC, Thiên sát, THIÊN KHAI, Tòa thần, Thiên nhạc, NHỰT TIÊN, Địa sát, THIÊN QUÝ, MINH CHUYỂN, Thiên hình, Thiên tụng. (thuộc lòng)

Giờ tốt thì chữ IN HOA.
Thí dụ: Ngày Tý hoặc ngày Ngọ mà ta muốn dùng giờ Mẹo, coi giờ Nguyệt tiên tốt xấu. Ta thấy ở (1) có câu “Tý, Ngọ gia Tý”, vậy ngày Tý hoặc ngày Ngọ khởi hô Nguyệt tiên tại cung Tý trên bàn tay, thuận hành đến cung Mẹo (cũng là giờ Mẹo) nhằm THIÊN KHAI, giờ Mẹo gặp Thiên khai là giờ tốt.
Hay: ngày Thân giờ Tuất, ta thấy ở (1) có câu :”Dần, Thân gia Thìn”, vậy ngày Thân khởi tại cung Thìn, ta theo (2) hô Nguyệt tiên tại cung Thìn, thuận hành đến cung Tuất nhằm NHỰT TIÊN, giờ Tuất gặp Nhựt tiên là giờ tốt.

II. LỰA NGÀY GIỜ AN TÁNG (CHÔN)

Tùy theo tháng mà chọn ngày tốt, lại phải tránh thêm những ngày: Trùng tang, Trùng phục, Tam tang, Thọ tử, Sát chủ, Sát chủ âm, Nguyệt phá, Thiên tặc, Thiên can, Hà khôi, Âm thố, Dương thố, Thố cấm.

Tháng giêng:                 5 Dậu (5 Can=Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý : Dậu). Ất, Tân, Đinh, Quý: Mẹo.  Bính,Nhâm:    Ngọ.
Tháng hai:                     Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần. Đinh, Kỷ, Quý: Mùi. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. 
Tháng ba:                     Bính, Canh, Nhâm: Tý. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Ngọ. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. Ất, Đinh, Quý, Tân: Dậu.
Tháng tư:                      5 Sửu, 5 Dậu. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ. 
Tháng năm:                   5 Dần. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân.
Tháng sáu:                    Giáp, Canh, Nhâm:Ngọ. Giáp, Bính, Canh: Thân. Kỷ, Đinh, Tân, Quý:Dậu. Ất, Tân, Quý: Mẹo.
Tháng bảy:                    Bính, Nhâm: Tý. Nhâm Thìn. Bính, Mậu, Nhâm: Thân. 5 Dậu. 
Tháng tám:                    Đinh, Quý: Sửu. 5 Dần. Nhâm Thìn. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. Đinh, Kỷ, Quý:Dậu.
Tháng chín:                   Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Ngọ. Kỷ, Đinh, Tân, Quý: Dậu.
Tháng mười:                 Giáp Thìn, Canh Tý. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ. Kỷ, Tân, Quý: Mùi. 5 Mẹo.
Tháng mười một:           5 Dậu, 5 Thân. Giáp, Mậu, Canh, Nhâm: Thìn. Nhâm Tý. 
Tháng mười hai:            Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Thân, Ngọ. Ất, Đinh, Canh, Quý: Dậu.

- Ngày chôn tốt (an táng kiết nhựt):

Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Thân, Đinh Dậu, Nhâm Dần, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Canh Thân, Tân Dậu (là rất tốt).
Canh Ngọ, Nhâm Thìn, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Giáp Dần, Bính Thìn, Canh Dần (là tốt vừa).
Cẩn thận, nên xem ngày đó kỵ tuổi nào, nhắc thân nhân có tuổi đó tránh mặt lúc hạ huyệt.
- Nên chọn những ngày, giờ tốt trong bài Huỳnh đạo mà an táng, nên nhớ tránh giờ Tỵ, Hợi và tuổi của tang chủ như đã nói ở phần “COI GIỜ LIỆM”, còn những tuổi bị THÁI TUẾ ÁP TẾ CHỦ thì khi hạ huyệt mới dặn mấy người tuổi đó tránh đi chỗ khác (ở trong lịch Tàu mỗi năm có ghi sẵn 6 tuổi Thái tuế áp tế chủ, tức là những tuổi phạm Thái Tuế, xung Thái Tuế , bàng Thái Tuế v.v…). 

*CÁCH CHIẾM GIỜ HOÀNG  ĐẠO ĐẠI KIẾT
Ta nên thuộc hai câu sau đây:

Bao giờ gặp CHUỘT đuổi TRÂU
THỔ NGŨ KÊ HẦU  trăm việc đều nên .

Hai câu trên là nói 6 giờ đại kiết: CHUỘT là giờ Tý, TRÂU là giờ Sửu, THỐ là giờ Mẹo, NGŨ là giờ Ngọ, KÊ là giờ Dậu, HẦU là giờ Thân. Trong 12 giờ coi gặp 6 giờ này là giờ ĐẠI KIẾT.
CÁCH COI: Ngày đầu khởi giờ đó, ngày cách tiết nghịch hành, giờ liên tiết thuận hành. Khởi ngày Tý tại cung Tý trên bàn tay.

Thí dụ: Ngày Mẹo, giờ nào đại kiết?

Khởi ngay ngày Tý tại cung Tý nghịch hành lùi lại bỏ một cung: Sửu tại cung Tuất, Dần tại cung Thân, ngày Mẹo tại cung Ngọ. Ngày Mẹo tại Ngọ, ta khởi giờ Tý tại Ngọ thuận hành liên tiết, giờ Sửu tại Mùi, giờ Dần tại Thân, giờ Mẹo tại Dậu, giờ Thìn tại Tuất, giờ Tỵ tại Hợi, giờ Ngọ tại Tý, giờ Mùi tại Sửu, giờ Thân tại Dần, giờ Dậu tại Mẹo, giờ Tuất tại Thìn, giờ Hợi tại Tỵ. Ta nhận thấy 6 giờ: Ngọ, Mùi, Dậu, Tý, Dần, Mẹo đứng trên 6 cung: Tý, Sửu, Mẹo, Ngọ, Thân, Dậu là giờ ĐẠI KIẾT. 

III. COI NGÀY XẢ TANG

Nên chọn những ngày:
Nhâm, Giáp, Bính, Canh, Mậu=Thân
Bính, Canh, Nhâm=Tý
Tân, Ất=Mẹo
Bính, Mậu=Ngọ.
Kỷ Dậu, Tân Dậu, Kỷ Mùi, Ất Mùi, Mậu Dần, Quý Sửu và những ngày trực Trừ.

Nên tránh những ngày: Thọ tử, Sát chủ, Trùng tang, trực Kiến, trực Phá.
Chú ý: tháng hai trực Trừ gặp Thọ tứ, tháng ba trực Trừ gặp Trùng tang, tháng năm, tháng tám trực Trừ gặp Tam tang, trong 4 tháng vừa kể trên gặp trực Trừ không dùng được.

*CHÚ Ý LỜI DẶN:
1.         Khi dở lịch ra chọn ngày tốt, được Tam hạp, Lục hạp và tương sanh (hay tỳ hòa), ta lại phải dò trong “Đổng Công Tuyển Trạch Nhựt Yếu Lãm” (chữ LÃM có người đọc lầm ra chữ GIÁC) coi ngày ấy có tốt không?
Nếu như trong lịch và trong Đổng Công đều tốt cả thì dùng được đại kiết, còn trong lịch bình thường mà trong Đổng Công nói tốt thì dùng cũng được tốt, còn trong lịch nói tốt mà trong Đổng Công chê xấu thì chẳng nên dùng.
2.         Tuy hai chỗ bảo tốt, nhưng phải dò lại trong bảng Tuyển nhựt coi có phạm Sát chủ, Thọ tử hay những ngày cấm kỵ nào khác không, nếu có thì cũng phải chừa (coi bảng Tuyển nhựt trích yếu ngoạt trung tuyển nhựt )

BẢNG TRA GIỜ ÂM LỊCH
(Theo múi giờ 7)


Tháng 11:đầu giờ Tý từ   23 giờ 10 phút   đến   1 giờ 9 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 10 phút   đến   13 giờ 9 phút

Tháng 12,10:đầu giờ Tý từ   23 giờ 20 phút   đến   1 giờ 19 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 20 phút   đến   13 giờ 19 phút

Tháng 1, 9:đầu giờ Tý từ   23 giờ 30 phút   đến   1 giờ 29 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 30 phút   đến   13 giờ 29 phút

Tháng 2, 8:đầu giờ Tý từ   23 giờ 40 phút   đến   1 giờ 39 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 40 phút   đến   13 giờ 39 phút

Tháng 3, 7:đầu giờ Tý từ   23 giờ 50 phút   đến   1 giờ 49 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 50 phút   đến   13 giờ 49 phút

Tháng 4, 6:đầu giờ Tý từ   0 giờ 00 phút   đến   1 giờ 59 phút
đầu giờ Ngọ từ   12 giờ 00 phút   đến   13 giờ 59 phút

Tháng 5:   đầu giờ Tý từ   0 giờ 10 phút   đến   2 giờ 09 phút
đầu giờ Ngọ từ   12 giờ 10 phút   đến   14 giờ 09 phút

Kiêng kỵ
1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước
Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.
2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ
Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.
3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử
Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.
4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ
Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương.
Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.
5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu
Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.
6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).
7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết
Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống.
Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….
8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết
Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi
Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng.
Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.
10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết
Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm.

Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào

Mời coi thêm