- Nếu có nhánh rẽ về gò nào, hay phát sinh những đưởng chỉ phụ hồng đỏ sẽ phát huy các tính chất nơi đó, thí dụ rẽ về trí đạo, là luôn xáo trộn giữa lý trí với tình cảm, rẽ vào gò Mộc tinh là cha hay con trưởng đang phải giải quyết chuyện tình cảm, rẽ vào gò Thổ tinh coi chừng sức khoẻ suy yếu nếu gò này bị hãm, lõm và nám đen, còn nổi to, hồng hào thì sức lực cường tráng.
- Nếu Thiên đạo xuất phát từ ngón tay trỏ có kềm chế được dục vọng; nếu nằm giữa ngón trỏ và giữa rất thực dụng trong tình cảm và tình dục, nhưng thủu chung trong tình vợ chồng; xuất phát từ gò Kim tinh, tính háo sắc dâm dục sẽ phát huy mạnh nếu gò nổi lên, nữ giới thường làm nghề “bán trôn nuôi miệng”.
- Nếu đường Thiên đạo bị đứt khúc dưới ngón giữa là người yểu tướng, chết non; dưới ngón áp út thuộc người tự mãn, hay giữa ngón út và áp út thuộc người bần tiện.
- Đường Thiên đạo dài có óc thông minh và số đào hoa, nếu lấn sang Minh đường sẽ kém thông minh, đần độn. Nếu phần cuối đường chỉ Thiên đạo gặp Minh đường là người tính toán, tham vọng, dục tính gia tăng.
- Nếu đường chỉ Thiên đạo đậm và ngắn, khô cứng, các ngón tay gồ ghề thuộc dạng người nguy hiểm, hung bạo. Còn đậm, ngoằn ngoèo như như thừng sẽ giàu có, nhiều cuộc tình cháy bỏng nhưng cũng hay gặp những đối tượng dữ tợn, hoặc lợi dụng, nắm quyền.
Một trong ba đường chính trong bàn tay, nằm phía trên cao. Chỉ tay này được gọi là Tâm đạo.
Tùy theo dạng thể và những dấu hiệu phụ trợ mà có những kết luận như sau:
- Đường Tâm đạo dài, rộng: tình cảm quá dồi dào, đa tình (1).
- Đường Tâm đạo chạy suốt ngang qua cả bàn tay: người quá nhiều tình cảm nhưng thay đổi rất nhanh. Khi yêu thương thì vô vàn, nhưng khi ghét không thể tưởng tượng. Hay ghen, đa cảm. (2)
- Đường Tâm đạo có những đường nhỏ chạy xéo xuống đường trí đạo: Tánh hay chán chường, thay đổi. (3)
- Đường Tâm đạo có nhánh ở cuối đường nơi gò Mộc tinh chạy quẹo xuống gần trí đạo: tánh thích sống về quá khứ. (4)
- Đường Tâm đạo quá ngắn: ích kỷ, lạnh lùng (nếu đường Tâm đạo nhạt mảnh khảnh cũng vậy). (5)
- Đường Tâm đạo có cù lao: hay lo nghĩ mệt trí. (6)
- Đường Tâm đạo nằm gần sát với đường trí đạo: hay suy tính so đo, ích kỷ. (7)
- Đường Tâm đạo lan rộng nhưng không đậm không sâu: người dễ bị kích động, mau cảm xúc. (8)
- Hai đầu đường Tâm đạo đều có nhánh chẻ đôi: người hiền lành, nhiều tình cảm. (9)

Người bạn gái thường có tính hay nghi ngờ không nhất tâm.
Về tình cảm thì:
- Tâm đạo có hai đường (Tâm đạo đôi): Tình cảm dạt dào. Trường hợp này cũng tương tự với đường Tâm đạo dài, rộng (có nhiều đường quyện vào nhau). (1)
- Tâm đạo có nhiều chỉ nhỏ cắt ngang: Giàu tình cảm. (2)
- Đường Tâm đạo có hai nhánh rẽ: Một đi vào lóng cuối (thứ ba) ngón trỏ, một đi vào gò Mộc tinh: Trung thành thiết tha với tình yêu nhưng không gặp được cuộc tình may mắn tốt lành như ý muốn. (3)
- Đường Tâm đạo rõ ràng, phân minh, không rộng, không hẹp, không quá ngắn, không quá dài, không quá đậm, không quá mờ, không bị đường nào cắt: Người hiền hậu, đoan trang, trung thực.
- Đường Tâm đạo chạy từ vị trí nằm giữa hai ngón trỏ và giữa: Đây là biểu hiện của người bạn gái đàng hoàng, thực tế trong vấn đề tình cảm, không mơ mộng, lãng mạn, biết giữ gìn hạnh phúc lứa đôi. (6)

- Nếu trên đường trí đạo có cù lao: hệ thần kinh bị tổn thương có thể đau khổ vì vấn đề tình cảm đến thác loạn tinh thần. (2)
- Nếu trên đường sinh đạo có cù lao: có bệnh nặng trong đời. Nếu đầu đường này có cù lao: mới sanh ra đã gặp điều không may. (3)
- Cù lao trên đường Thái dương: cản trở sự phát triển của tài năng. (4)
- Cuối đường may mắn có cù lao: Ngoại tình. (5)
- Nếu cù lao nằm giữa đường định mạng: mạnh về tình dục. (6)


















Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét